Cấu trúc đề thi đánh giá năng lực Đại học Quốc Gia TP.HCM
Những năm trở lại đây, bộ giáo dục đã cho ra một kỳ thi mới bên cạnh kỳ thi THPT Quốc gia đó là kỳ thi đánh giá năng lực. Trong đó Đại học Quốc gia TPHCM là một trong những đơn vị tổ chức kì thi này. Hãy cùng VUI HỌC tìm hiểu về các thông tin về cấu trúc đề thi đánh giá năng lực TPHCM mới nhất nhé!
1. Khái quát chung về kỳ thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP HCM1.1 Thời gian và địa điểm thi dự kiến
Đến thời điểm hiện tại này, các trường Đại học hầu hết đều đã có phương án tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực phục vụ tuyển sinh trong năm 2025. Theo đại diện các trường, cách thức tổ chức kỳ thi cơ bản là không thay đổi so với năm trước và chỉ điều chỉnh về mặt kỹ thuật nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho sĩ tử trong quá trình dự thi.
Năm 2025, kỳ thi đánh giá năng lực Đại học Quốc Gia TP.HCM tổ chức 2 đợt thi vào ngày 30/03/2025 và ngày 01/06/2025. Cụ thể:
Đợt thi
Ngày thi
Địa điểm thi
Ngày công bố kết quả
1
30/03/2025
25 tỉnh thành phố
2
01/06/2025
1.2. Danh sách các trường xét điểm thi đánh giá năng lực theo trường ĐHQG TP.HCM
Hiện nay, phương thức thi đánh giá năng lực để xét tuyển vào đại học đang ngày càng mở rộng được nhiều phụ huynh, học sinh hướng đến cũng như lựa chọn. Vậy nên thông tin về các trường Đại học công nhận điểm thi đánh giá năng lực để xét tuyển sinh là một thông tin vô cùng quan trọng và cần thiết. Một số trường Đại học lớn sử dụng điểm này có thể kể đến như: Khoa Y – Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh, Đại Học Quốc Tế – Đại Học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh, Đại Học Kinh Tế -Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Quốc tế Hồng Bàng, Đại học Khoa học tự nhiên - Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh…
Nhằm giúp các em cập nhật các thông tin kịp thời về phương thức tuyển sinh, đặc biệt là đối với những bạn đang có ý định sử dụng điểm đánh giá năng lực (ĐGNL) của Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh để xét tuyển đại học, các em hãy truy cập vào bài viết dưới đây để cập nhật đầy đủ danh sách các trường xét tuyển bằng điểm đánh giá năng lực (ĐGNL) của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh cập nhập liên tục.
2. Chi tiết cấu trúc đề thi đánh giá năng lực ĐHQG TP HCM2.1 Những thay đổi trong cấu trúc đề thi đgnl ĐHQG TP.HCM
Từ năm 2025, cấu trúc bài thi ĐGNL sẽ được điều chỉnh để phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông 2018. ĐHQG-HCM sẽ duy trì cấu trúc cho phần Sử dụng ngôn ngữ và Toán học, đồng thời tăng số lượng câu hỏi trong hai phần này nhằm nâng cao độ tin cậy và khả năng phân biệt của bài thi. Phần Logic - Phân tích số liệu và Giải quyết vấn đề sẽ được tái cấu trúc thành phần Tư duy khoa học, nhằm đánh giá khả năng logic và suy luận khoa học của thí sinh khi xử lý các tình huống thực tế liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kinh tế và xã hội.
Các câu hỏi trong phần Tư duy khoa học sẽ tập trung vào việc cung cấp thông tin, số liệu và dữ kiện, đồng thời yêu cầu thí sinh thể hiện khả năng hiểu và áp dụng thông tin, xác định kết quả thực nghiệm cũng như dự đoán các quy luật.
Đề thi ĐGNL từ năm 2025 sẽ gồm 120 câu hỏi trắc nghiệm khách quan đa lựa chọn, với thời gian làm bài là 150 phút và sẽ được thực hiện trên giấy. Kết quả thi sẽ được xác định bằng phương pháp trắc nghiệm hiện đại dựa trên lý thuyết ứng đáp câu hỏi, với điểm số của từng câu hỏi có trọng số khác nhau tùy thuộc vào mức độ khó của chúng.
Điểm thi sẽ được tính theo từng phần, với tổng điểm tối đa của bài thi là 1.200 điểm. Cụ thể, điểm tối đa cho từng thành phần trên phiếu điểm sẽ là: Tiếng Việt 300 điểm, Tiếng Anh 300 điểm, Toán học 300 điểm và Tư duy khoa học 300 điểm.
Cấu trúc và nội dung đề thi ĐGNL ĐHQG-HCM cho năm 2025 sẽ có nhiều điểm tương đồng với các đề thi chuẩn hóa quốc tế như SAT của Hoa Kỳ, PET của Israel, và GAT của Thái Lan. Mục tiêu của đề thi này là đánh giá chính xác năng lực tổng quát của học sinh, giúp các trường đại học và cao đẳng tuyển sinh được thí sinh phù hợp, đồng thời đảm bảo tính công bằng và tạo cơ hội bình đẳng trong tiếp cận giáo dục đại học cho tất cả thí sinh, dù các em lựa chọn môn học khác nhau ở bậc THPT. Cách tiếp cận này cũng phù hợp với định hướng tuyển sinh theo phương thức kết hợp của các đơn vị thành viên ĐHQG-HCM.
2.2. Phần 1: Sử dụng ngôn ngữ (60 câu)
a) Tiếng Việt (30 câu)
Đánh giá năng lực đọc hiểu văn bản và khả năng sử dụng tiếng Việt, cảm thụ cũng như phân tích các tác phẩm văn học. Đề thi tích hợp nhiều kiến thức của môn ngữ văn, đòi hỏi thí sinh nắm vững những kỹ năng thực hành tiếng Việt và áp dụng vào giải quyết các vấn đề liên quan.
Nội dung đánh giá
Mô tả
Hiểu biết văn học
Đánh giá mức độ hiểu các kiến thức văn học cơ bản như: phong cách sáng tác của các tác giả tiêu biểu, nội dung - hình thức nghệ thuật nổi bật của tác phẩm; vai trò của tác giả, tác phẩm đối với lịch sử nền văn học.
Sử dụng tiếng Việt
Đánh giá khả năng nhận biết và sử dụng tiếng Việt như: xác định những từ viết không đúng chính tả, những từ sử dụng sai nghĩa, những câu mắc lỗi ngữ pháp diễn đạt; nhận biết các biện pháp tu từ, cấu tạo từ, các thành phần trong câu, các vấn đề thuộc về ngữ pháp câu, phép liên kết câu,…
Đọc hiểu văn bản
Đánh giá khả năng phân loại phong cách (phong cách tác giả, phong cách thể loại, phong cách chức năng ngôn ngữ, …), cách tổ chức văn bản, xác định ý nghĩa của từ/câu trong văn bản, các thủ pháp nghệ thuật được sử dụng, nội dung và tư tưởng của văn bản.
b) Tiếng Anh (30 câu)
Đánh giá năng lực sử dụng tiếng Anh tổng quát ở cấp độ A2-B1 theo khung năng lực 6 bậc ngoại ngữ, thông qua các nội dung: nhận diện lỗi sai, lựa chọn cấu trúc câu, đọc hiểu câu, đọc hiểu đoạn văn:
Nội dung đánh giá
Mô tả
Lựa chọn cấu trúc câu
Đánh giá mức độ hiểu và áp dụng các cấu trúc câu thông qua việc yêu cầu thí sinh chọn từ hoặc cụm từ có cấu trúc phù hợp để điền vào khoảng trống.
Nhận diện lỗi sai
Đánh giá mức độ hiểu các kiến thức ngữ pháp và áp dụng để giải quyết vấn đề thông qua việc nhận diện lỗi sai ở những phần được gạch chân.
Đọc hiểu câu
Đánh giá mức độ đọc hiểu câu và áp dụng kiến thức ngữ pháp đã học thông qua việc chọn câu có nghĩa gần nhất với câu cho trước.
Đọc hiểu đoạn văn
Đánh giá mức độ hiểu và áp dụng kiến thức ngữ pháp cũng như khả năng đọc lướt để lấy thông tin (skimming) và đọc kỹ để tìm chi tiết (scanning), cụ thể: đầu tiên đọc lướt để trả lời câu hỏi lấy ý chính (main idea), sau đó đọc kỹ để trả lời các dạng câu hỏi từ vựng (vocabulary), câu hỏi tham chiếu (reference), câu hỏi chi tiết (detail), câu hỏi suy luận (inference)
2.2. Phần 2: Toán học (30 câu)
Đánh giá khả năng áp dụng các kiến thức toán học; khả năng tư duy logic; khả năng diễn giải, so sánh phân tích số liệu:
Nội dung đánh giá
Mô tả
Toán học
Đánh giá mức độ hiểu và áp dụng các kiến thức toán học trong chương trình sách giáo khoa trung học phổ thông thuộc các nội dung: ứng dụng đạo hàm để khảo sát hàm số, tích phân và ứng dụng của tích phân, số phức (tìm phần thực, phần ảo Mô-đun, không có phương trình bậc 2, không có dạng lượng giác), hàm số lôgarit, hình học thuần túy, hình học tọa độ, giải toán bằng cách lập hệ phương trình, tổ hợp và xác suất, giải hệ phương trình tuyến tính suy biến.
2.3. Phần 3: Tư duy khoa học (30 câu)
- Phần thi đã được điều chỉnh từ phần Logic – Phân tích số liệu (trước đây thuộc Phần 2) và Giải quyết vấn đề. Số lượng câu hỏi Logic – Phân tích số liệu đã giảm từ 20 xuống còn 12 câu.
- Nội dung các câu hỏi Suy luận khoa học sẽ tập trung vào 6 lĩnh vực: Vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa lý, Lịch sử, và Giáo dục kinh tế và Pháp luật.
- Trong phần thi này, không có câu hỏi đơn lẻ. Mỗi nhóm câu hỏi tình huống sẽ bao gồm 3 câu hỏi con, tất cả đều thuộc một trong 6 lĩnh vực nói trên. So với các đề thi trước, mỗi lĩnh vực nội dung có 10 câu hỏi (bao gồm 4 câu đơn lẻ và 6 câu tình huống), thì nay chỉ còn lại 3 câu hỏi tình huống.
- Các câu hỏi trong phần Suy luận khoa học được xây dựng với mục tiêu cung cấp thông tin, số liệu, dữ kiện, tiến hành thí nghiệm, và kết quả thực nghiệm. Từ đó, thí sinh cần thể hiện khả năng hiểu và áp dụng thông tin, xác định kết quả thực nghiệm và dự đoán các quy luật.
- Ngoài ra, trong phần 3, học sinh sẽ không được lựa chọn các lĩnh vực, mà thay vào đó phải làm toàn bộ câu hỏi. Đây là một điểm khác biệt rõ rệt của đề thi ĐGNL của Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh so với đề thi HSA và thông tin đã công bố trước đó. Học sinh cần hoàn thành đầy đủ cả 3 phần, không còn sự linh hoạt trong việc lựa chọn như trước đây.
3. Lịch thi đánh giá năng lực trường Đại học Quốc gia TP.HCM
Năm 2025, kỳ thi đánh giá năng lực Đại học Quốc Gia TP.HCM dự kiến tổ chức 2 đợt thi vào ngày 30/03/2025 và ngày 01/06/2025. Địa điểm tổ chức các đợt thi bao gồm các điểm thi đã tổ chức trong năm 2024. Các thông tin chính thức về kỳ thi đánh giá năng lực luôn được vuihoc cập nhật sớm nhất tại vuihoc.vn nhé!
Nguồn: