EN
creator cover Học Vui (Học online THPT, ĐH, ĐGNL)

Học Vui (Học online THPT, ĐH, ĐGNL)

Vui học - Nền tảng học online hàng đầu cho cấp THP
Học Vui (Học online THPT, ĐH, ĐGNL)

Soạn bài Tiền bạc và tình ái| SGK Ngữ Văn lớp 12 tập 1 Chân trời sáng tạo

Trong bài viết này, VUIHOC sẽ hướng dẫn các bạn cách để soạn bài Tiền bạc và tình ái cùng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Chân trời sáng tạo 12 tập 1 để nắm rõ được nội dung và ý nghĩa của bài học, cùng theo dõi nhé!
1. Soạn bài Tiền bạc và tình ái SGK Ngữ Văn lớp 12 tập 1 Chân trời sáng tạo: Phần trước khi đọc 1.1 Tìm hiểu đôi nét về tác giả Mô-li-e
a. Tiểu sử
- Mô-li-e (1622 - 1673) tên khai sinh của ông là Jean-Baptiste Poquelin.
- Molière sinh ra ở Paris, gia đình làm có truyền thống làm thợ của triều đình rất lâu đời. Khi ông lên 10 tuổi, Mô-li-e đã mồ côi mẹ. Molière theo học ở Jesuit Clermont College ( hiện nay là Lycée Louis-le-Grand), là nơi đây học sinh phần nhiều là học tập bằng tiếng Latin.
- Poquelin rất thông thạo tiếng Latinh và ông đã dịch tác phẩm "Về bản chất sự vật" của đại thi hào Lucretius sang bản tiếng Pháp (bản dịch hiện đã bị thất lạc). Vào năm 1639, ông hoàn thành xong chương trình học ở Jesuit Clermont College, năm 1639 – 1640 ông tiếp tục học luật tại Đại học Orlean. Bố của ông thường nhắc nhở con phải nối theo con đường của ông - nối nghiệp chức vị truyền thống của gia đình trong cung đình. Tuy nhiên ông lại không làm theo ý của cha và nhường lại công việc này cho em trai của ông và chọn theo đuổi nghề diễn viên.
- Vào năm 1643, ông sáng lập lên đoàn kịch Illustre Théâtre và chính cái nghệ danh Molière xuất hiện từ đây. Sau một số thất bại do ông mắc phải nợ nần nhiều, đoàn kịch phải giải thể, Molière bị bắt bỏ vào tù.
b. Sự nghiệp của tác giả
- Ông còn được mọi người biết đến với vai trò là một nhà thơ, nhà viết kịch, ông chính là người đã sáng tạo ra thể loại kịch cổ điển của thế giới và ông được coi là một bậc thầy của giới kịch nghệ châu Âu vào thời điểm đó
Show more

Soạn bài Màn diễu hành - trình diện quan thanh tra| SGK Ngữ Văn lớp 12 tập 1 Chân trời sáng tạo

Trong bài viết này, VUIHOC sẽ hướng dẫn các bạn cách để soạn bài Màn diễu hành - trình diện quan thanh tra cùng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Chân trời sáng tạo 12 tập 1 để nắm rõ được nội dung và ý nghĩa của bài học, cùng theo dõi nhé!
1. Soạn bài Màn diễu hành - trình diện quan thanh tra SGK Ngữ Văn lớp 12 tập 1: Phần trước khi đọc 1.1 Tìm hiểu về tác giả Gô-gôn
- Năm sinh: 1809-1852
- Là nhà văn hiện thực lớn của nền văn học nước Nga và của toàn thế giới trong thế kỷ XIX.
- Tác phẩm nổi tiếng: truyện ngắn Những buổi tối ở ấp gần làng Đikanka (1831-1832), Miagôrốt (1835),…
- Phong cách sáng tác của tác giả:
+ Các sáng tác của ông xoay quanh chủ yếu về các yếu tố hiện thực và huyền ảo, mang đậm giá trị nhân văn và bài học làm người sâu sắc.
+ Từ trào lưu cổ điển đến trào lưu của hiện thực đều xuất hiện ở trong mỗi tác phẩm của ông.
1.2 Soạn bài Màn diễu hành - trình diện quan thanh tra SGK Ngữ Văn lớp 12 tập 1: Phần trả lời câu hỏi trước khi đọc 
Giả định có đoàn đánh giá “Vì một môi trường xanh- sạch- đẹp quanh ta” đến lớp bạn, phản ứng tự nhiên của bạn là gì?
Câu trả lời chi tiết:
Phản ứng tự nhiên của em có thể sẽ là hân hoan và chào đón đoàn đánh giá "Vì một môi trường xanh - sạch - đẹp quanh ta" đến thăm lớp. Đây chính là một cơ hội tuyệt vời để có thể học hỏi và thể hiện tinh thần gìn giữ môi trường sống của chúng ta. Tôi sẽ cảm thấy vô cùng hứng khởi khi thấy mọi người xung quanh đều quan tâm đến vấn đề này và mong rằng đoàn đánh giá sẽ đem đến những thông tin hữu ích và đưa ra những hướng dẫn cụ thể để mọi người có thể hoạt động tích cực vào việc bảo vệ môi trường.  
Show more

Soạn bài Ôn tập trang 124| SGK Ngữ Văn 12 lớp 12 tập 1 Chân trời sáng tạo

Trong bài viết này, VUIHOC sẽ hướng dẫn các bạn cách để soạn bài Soạn bài Ôn tập trang 124 cùng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Chân trời sáng tạo 12 tập 1 để nắm rõ được nội dung và ý nghĩa của bài học, cùng theo dõi nhé!
Soạn bài Ôn tập trang 124 SGK Ngữ Văn lớp 12 tập 1 Chân trời sáng tạo 1. Câu 1 trang 124 SGK Ngữ Văn lớp 12 tập 1 chân trời sáng tạo
Em hãy nêu một số điểm tương đồng và điểm khác biệt giữa hai thể loại phóng sự và nhật ký.
Câu trả lời chi tiết:
- Điểm giống nhau:
+ Xét về tính chân thực: Cả hai thể loại phóng sự và nhật kí đều cùng hướng đến việc tái hiện một sự thật nào đó trong đời sống một cách sinh động và đầy chi tiết.
+ Phản ánh tính chất thời sự: Cả hai thể loại trên đều có liên quan đến việc phản ánh các sự kiện, tình hình xã hội, và trong cuộc sống hàng ngày.
- Điểm khác nhau:
+ Thể loại phóng sự:
Mục đích sử dụng: Phóng sự thường là thể loại được xuất hiện trên các phương tiện truyền thông báo chí và có một nhiệm vụ quan trọng không chỉ trong việc đưa tin mà còn nhằm mục đích dựng lại hiện trường để mọi người có thể quan sát và phán xét.
Ngôn ngữ và phong cách trong phóng sự: Phóng sự thường sử dụng loại ngôn ngữ trung lập, không mang tính chủ quan, trong khi đó nhật kí thường mang một tính chất cá nhân hơn, phản ánh những cảm xúc và suy nghĩ của tác giả.
+ Thể loại nhật ký:
Show more

Soạn bài tranh luận một vấn đề có ý kiến trái ngược| SGK Ngữ Văn lớp 12 tập 1 Chân trời sáng tạo

Trong bài viết này, VUIHOC sẽ hướng dẫn các bạn cách để soạn bài Soạn bài tranh luận một vấn đề có ý kiến trái ngược cùng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Chân trời sáng tạo 12 tập 1 để nắm rõ được nội dung và ý nghĩa của bài học, cùng theo dõi nhé!
Soạn bài tranh luận một vấn đề có ý kiến trái ngược| SGK Ngữ Văn lớp 12 tập 1 Chân trời sáng tạo 
Đề bài: Lớp bạn đang tổ chức một cuộc tranh luận để bàn về vấn đề: Nên chọn nghề, chọn trường theo mong muốn, sự sắp xếp của cha mẹ, theo bạn bè hay chọn theo dựa vào năng lực, hứng thú của cá nhân. Em hãy chuẩn bị ý kiến cá nhân của em để tham gia cuộc tranh luận đó.
1. Bài thực hành tham khảo số 1
Chào thầy, cô và các bạn thân mến. Hôm nay, em rất vinh dự vì có thể được đứng đây để trình bày về một chủ đề bàn luận vô cùng quan trọng: "Nên chọn nghề, chọn trường theo mong muốn, sự sắp xếp của cha mẹ, theo bạn bè hay theo năng lực và hứng thú cá nhân?" 
Đây là một câu hỏi không dễ dàng, và thực tế cho chúng ta có thể thấy rằng, khi bất cứ ai đang đặt bản thân đứng trước ngưỡng cửa phải quyết định nghề nghiệp cho tương lai của bản thân, nhiều bạn trẻ khi bước vào ngưỡng cửa ấy đều đã và đang cảm thấy bối rối, lo lắng bởi quá nhiều thứ. Nguyên nhân của những suy nghĩ, lo lắng đó chính là bởi vì ngoài việc bản thân chơi vơi và không biết bản thân thực sự muốn những gì và phù hợp với những lĩnh vực nào, có rất nhiều bạn còn gặp phải tình trạng đó là lựa chọn được ngành học mà mình cảm thấy yêu thích và muốn theo đuổi đam mê thì lại không được đúng so với những mong muốn, sự sắp xếp của bố mẹ, gia đình. Điều này đã dẫn đến cho những trường hợp đó không ít những xung đột, mâu thuẫn lớn nhỏ trong gia đình, gây ra những cuộc cãi vã căng thẳng kéo dài, khiến cả những bậc cha mẹ lẫn con cái đều cảm thấy rất mệt mỏi và áp lực. Chính vì vậy, câu hỏi đặt ra cho chúng ta đó chính là: Chúng ta nên lựa chọn nghề nghiệp theo sở thích của riêng cá nhân hay lựa chọn theo những sự sắp đặt theo ý muốn của cha mẹ?
Show more

Soạn bài Viết thư trao đổi về một vấn đề đáng quan tâm| Văn 12 tập 1 chân trời sáng tạo

Một trong những kỹ năng quan trọng khi làm văn chính là học cách viết thư. Bài viết dưới đây chính là phần Soạn bài Viết thư trao đổi về một vấn đề đáng quan tâm| Văn 12 tập 1 chân trời sáng tạo. Các em hãy cùng theo dõi bài viết và lựa chọn những chủ đề được quan tâm nhất hiện nay để biết cách viết thư cho mọi người nhé!
1. Soạn bài Viết thư trao đổi về một vấn đề đáng quan tâm: Ngữ liệu tham khảo1.1 Câu 1 trang 120 sgk văn 12/1 chân trời sáng tạo 
Bức thư bao gồm những phần nào?
Trả lời:
Bức thư bao gồm 3 phần:
- Mở đầu: Nêu thời gian viết thư và chào hỏi người nhận thư (Uy-li-am)
- Nội dung: Trình bày về vấn đề cần trao đổi “Vì sao cần phải có nhân tính?”, sau đó nêu ra giải pháp và làm rõ được vấn đề thông qua các ví dụ.
- Kết thúc: Lời chúc và lời chào tạm biệt.
1.2 Câu 2 trang 120 sgk văn 12/1 chân trời sáng tạo
Mục đích việc viết thư của tác giả là gì?
Trả lời:
Mục đích: muốn giáo dục và khuyên răn con trai Uy-li-am cần sống và trở thành một người có nhân tính.
1.3 Câu 3 trang 120 sgk văn 12/1 chân trời sáng tạo
Tìm hiểu những lí lẽ và bằng chứng mà người bố đã sử dụng để thuyết phục được con trai mình.
Show more

Soạn bài Cái giá trị làm người| Văn 12 tập 1 Chân trời sáng tạo

Dưới đây là phần Soạn bài Cái giá trị làm người| Văn 12 tập 1 Chân trời sáng tạo vô cùng chi tiết. Văn bản giúp khám phá cuộc sống và những câu chuyện phía sau bữa cơm của thầy với cô nàng. Nó là kết quả của cuộc điều tra về tội danh buôn người và nghề đi ở do nhà vua phóng sự ở miền Bắc vào những năm 1930.
Soạn bài Cái giá trị làm người Văn 12 tập 1 Chân trời sáng tạo1. Câu 1 trang 117 sgk văn 12/1 chân trời sáng tạo
Văn bản trên đã thể hiện những đặc điểm như thế nào của thể loại phóng sự?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản sau đó đưa ra lời giải sao cho phù hợp
Lời giải chi tiết:
- Phản ánh lại sự kiện những người lao động bị thất nghiệp đi kiếm việc làm bằng cách tụ tập đi ra những chợ "bán người" và chỉ mong có được một "thầy kí" hay "cô đầm" nào đó rước về để làm việc vặt.
- Có sử dụng đến biện pháp nghiệp vụ báo chí như là phỏng vấn, đối thoại… để đảm bảo được tính xác thực cho tư liệu.
2. Câu 2 trang 117 sgk văn 12/1 chân trời sáng tạo
Liệt kê ra một số chi tiết với tính xác thực và nêu ra tác dụng của những chi tiết đó trong văn bản.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản sau đó đưa ra lời giải cho phù hợp
Lời giải chi tiết:
- Những người lao động bị thất nghiệp đi kiếm việc làm bằng cách tụ tập đi ra những chợ "bán người" và chỉ mong có được một "thầy kí" hay "cô đầm" nào đó rước về làm việc vặt.
Show more

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 112| Văn 12 tập 1 Chân trời sáng tạo

Dưới đây là phần Soạn bài chi tiết Thực hành tiếng Việt trang 112| Văn 12 tập 1 Chân trời sáng tạo. Bài viết sẽ giúp các em ôn luyện những kiến thức cùng với những câu hỏi bài tập về ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật. Cùng VUIHOC tham khảo bài viết này để nhận biết và phân biệt giữa hai loại ngôn ngữ này nhé!
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 112 Văn 12 tập 1 Chân trời sáng tạo1. Câu 1 trang 112 sgk văn 12/1 chân trời sáng tạo
Chỉ ra điểm khác nhau giữa ngôn ngữ trang trọng với ngôn ngữ thân mật.
Phương pháp giải:
Xem lại kỹ kiến thức tiếng Việt.
Lời giải chi tiết:
Ngôn ngữ trang trọng là loại phong cách ngôn ngữ được dùng trong trường hợp đòi hỏi sự chuyên nghiệp hay là học thuật, sử dụng chính trong văn viết. Ngoài ra, người nói còn sử dụng đến ngôn ngữ trang trọng khi đối tượng giao tiếp là một người không có sự quen biết nhiều hoặc đối với cấp trên, người lớn tuổi hơn để thể hiện thái độ tôn trọng cũng như sự chuyên nghiệp.
Ngôn ngữ thân mật chính là phong cách ngôn ngữ được dùng trong đời thường, sử dụng chính trong văn nói. Ngôn ngữ thân mật phần lớn được sử dụng để nói, trong những ngữ cảnh giao tiếp xã hội mỗi ngày và thể hiện thái độ thân mật hơn đối với những người thân quen, gia đình và bạn bè.
2. Câu 2 trang 112 sgk văn 12/1 chân trời sáng tạo
Phân tích đặc điểm ngôn ngữ thân mật ở trong những trường hợp sau:
Phương pháp giải:
Xem lại kỹ phần kiến thức tiếng Việt.
Show more

Soạn bài Ngõ Tràng An| Văn 12 tập 1 Chân trời sáng tạo

Dưới đây là phần Soạn bài Ngõ Tràng An| Văn 12 tập 1 Chân trời sáng tạo mà VUIHOC đã chuẩn bị cho các em. Bài thơ này miêu tả về bức tranh thiên nhiên cùng với tâm trạng của nhà thơ. Qua đó thể hiện được tình yêu quê hương đất nước sâu sắc và vô cùng thầm kín của tác giả.
Soạn bài Ngõ Tràng An Văn 12 tập 1 Chân trời sáng tạo1. Câu 1 trang 112 sgk văn 12/1 chân trời sáng tạo
Trong bài thơ có một hay có hai nhân vật “tôi"?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản để có thể trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Chỉ có một nhân vật tôi
2. Câu 2 trang 112 sgk văn 12/1 chân trời sáng tạo
Hình ảnh nhân vật “tôi" ngày còn bé được gợi tả như thế nào ở trong bài thơ?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản để có thể trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Là cậu bé nghịch ngợm và hay chọc ghẹo cô bạn thân của mình
3. Câu 3 trang 112 sgk văn 12/1 chân trời sáng tạo
Tìm những hình ảnh thể hiện được sự đan xen giữa hiện tại với quá khứ. Nhận xét về cách kết hợp ấy.
Phương pháp giải:
Show more

Soạn bài Những chặng đường hành quân| Văn 12 tập 1 Chân trời sáng tạo

Nhớ những chặng đường hành quân là một phần ở trong nhật ký của Nguyễn Văn Thạc, đã ghi lại những kỷ niệm rất đáng nhớ trong cuộc sống của anh trong môi trường quân ngũ. Những chặng đường hành quân đã ghi lại những dấu ấn vô cùng sâu sắc của người lính, những vất vả và sự hy sinh cũng như niềm tự hào khi được bảo vệ Tổ quốc của họ.
1. Soạn bài Những chặng đường hành quân: Trước khi đọc 1.1 Tìm hiểu về Liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc 
Nguyễn Văn Thạc sinh ngày 14 tháng 10 năm 1952 ở làng Bưởi, thành phố Hà Nội, là người con thứ 10 trong 14 anh em trong một gia đình thợ thủ công. Cha mẹ có một xưởng dệt nhỏ, thuê người để dệt áo len và áo sợi. Khi Mỹ gây ra chiến tranh phá hoại miền Bắc, cha mẹ ông phải bán rẻ hết tất cả nhà cửa, xưởng máy, để sơ tán về quê ở xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm. Hợp tác xã thì không có việc làm, nhà lại đông con cho nên tài sản gia đình nhanh chóng hao kiệt. Bà mẹ Thạc phải đi cắt cỏ để bán lấy tiền ăn. 
Khi gia đình đã sơ tán về quê ở Cổ Nhuế, Thạc học ở trường cấp III Yên Hoà B. Hằng ngày, anh phải đi bộ đến 4 cây số để tới trường học; ngày nghỉ, thì đi bộ tới hàng chục cây số đến tận Thư viện Hà Nội để có thể đọc sách. Tuy vất vả nhưng Thạc lại học rất giỏi đều tất cả các môn và đặc biệt là môn văn. Trong những năm học phổ thông, anh đã có rất nhiều tác phẩm văn và thơ được đăng ở trên các báo, được tuyển chọn in thành sách cùng với những tác phẩm của những tác giả thanh thiếu nhi khác như Hoàng Nhuận Cầm, Trần Đăng Khoa,...
Trong khi chờ gọi được nhập ngũ, Thạc đã xin thi sau đó đỗ vào khoa Toán – Cơ của trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Vừa học năm thứ nhất, ông lại vừa tự học thêm để có thể hoàn thành chương trình năm thứ 2 và sau đó được nhà trường đồng ý cho học thẳng lên năm thứ 3.
Nhưng đó cũng chính là thời gian cuộc chiến tranh Việt Nam bước vào một giai đoạn mới. Chiến trường miền Nam ngày càng thêm gay go và khốc liệt. Hàng ngàn sinh viên ở các trường đại học phải tạm ngừng việc học tập để có thể bổ sung lực lượng chiến đấu cho quân đội. Nguyễn Văn Thạc cũng đã nhập ngũ vào ngày 6 tháng 9 năm 1971.
Show more

Soạn bài Con gà thờ| Văn 12 tập 1 chân trời sáng tạo

Dưới đây là phần soạn bài vô cùng chi tiết Con gà thờ| Văn 12 tập 1 chân trời sáng tạo. Văn bản muốn đề cập về tục lệ “lên lão” ngày xưa ở một miền quê. Qua đó muốn phê phán những tư tưởng mê tín dị đoan và vô cùng lạc hậu, cổ hủ của người xưa. Cùng VUIHOC tham khảo ngay bài viết để cùng khám phá tác phẩm thú vị này nhé!
1. Soạn bài Con gà thờ: Trước khi đọc 1.1 Tìm hiểu về tác giả Ngô Tất Tố
a. Tiểu sử
- Ngô Tất Tố (1893 – 1954), quê tại làng Lộc Hà, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc địa phận Đông Anh, ngoại thành của Hà Nội).
- Ông xuất thân là một nhà nho gốc nông dân và là một học giả với rất nhiều công trình triết học và văn học cổ có giá trị cao; một nhà báo nổi tiếng với khá nhiều bài mang khuynh hướng dân chủ tiến bộ và giàu tính chất chiến đấu; một nhà văn hiện thực vô cùng xuất sắc chuyên viết về chủ đề nông thôn trước cách mạng.
- Sau cách mạng nhà văn đã tận tụy trong công tác tuyên truyền văn nghệ nhằm phục vụ kháng chiến chống Pháp, ông đã phải hy sinh trên đường công tác ở sau lưng địch. 
b. Sự nghiệp văn học
* Tác phẩm chính
Ông để lại rất nhiều tác phẩm có giá trị cao thuộc nhiều thể loại tiêu biểu như là:
- Các tiểu thuyết: Tắt đèn (năm 1939), Lều chõng (năm 1940) ...
- Các phóng sự: Tập án cái đình (năm 1939); Việc làng (năm 1940) ...
=> Trong đó, phải kể đến Tắt đèn, được coi là tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố
Show more

Subscription levels

No subscription levels
Go up