EN
Nguyên tắc SMART về thiết lập mục tiêu và ví dụ

About the creator

Nguyên tắc SMART về thiết lập mục tiêu và ví dụ
SMART được biết đến là kiểu chữ viết tắt đầy  thú vị trong việc thiết lập các tiêu chí để ra mục tiêu sẽ được thực hiện. Nguyên tắc SMART chính là nguyên tắc thông minh hỗ trợ ban trong việc định hình, nắm giữ mục tiêu của mình trong tương lai. Vậy nguyên tắc SMART về thiết lập mục tiêu và ví dụ bạn đã biết? Nếu chưa thì đừng bỏ lỡ bài viết sau về cái gọi là ➡️➡️➡️mục tiêu smart.
Các mục tiêu SMART cụ thể – Specific
Mục tiêu phải nên được hình thành rõ ràng, cụ thể và nổi bật được mục tiêu đó trên bản đồ. Từ đó giúp bạn cùng với team hành động, thực hiện đúng hướng. Đặc biệt để hạn chế tình trạng chệch hướng thì bạn nên cụ thể hóa mục tiêu ngay từ ban đầu. Tuyệt đối tránh khi thiết lập mục tiêu với những từ ngữ sau: Càng sớm càng tốt, tốt nhất, càng tiết kiệm càng tốt… Thay vào đó, mục tiêu smart nên gắn với những từ ngữ, con số cụ thể, chính xác.
Ví dụ:
Kết quả tuyển dụng phải đạt đúng hạn ít nhất 95% so với các vị trí đăng tuyển
Trước ngày 30/9/2022 phải đạt được mục tiêu doanh số kinh doanh 
Năm 2022 phải tiết kiệm ít nhất 5% chi phí văn phòng so với năm 2021
Các mục tiêu SMART có thể đo lường – Measurable
Mục tiêu SMART có thể đo lường
Để có thể đo lượng được mục tiêu, các bạn nên sử dụng bộ câu hỏi 1H (How much / How many). Câu hỏi bao nhiêu thì sẽ giúp các bạn xác định được điểm ngưỡng giới hạn. Nhất là khi bạn sẽ đạt được điểm đó đồng nghĩa với việc mục tiêu cũng phải được hoàn thành. Bạn nên lưu lại các câu hỏi giúp bạn sử dụng để đo lường mục tiêu:
Giới hạn thời gian để hoàn thành mục tiêu là bao lâu?
Kết quả công việc cần hoàn thiện ở mức nào?
Lúc nào mục tiêu được xác định là hoàn thành?
Khi hoàn tất các câu hỏi 1H ở trên, mục tiêu ➡️➡️➡️SMART của bạn sẽ được định hình rõ rệt. Ví dụ:
100km sẽ là cự ly tôi muốn hoàn thành khi đạp xe.
Một năm tôi muốn đạt được 500 triệu đồng
Một năm tôi muốn đạt tổng doanh thu ký hợp đồng ở mức ít nhất 10 tỷ
Các mục tiêu SMART có thể đạt được – Achievable
Bản chất của mục tiêu smart thường được hiểu là sự kỳ vọng với mong muốn những điều tốt. Thiết lập và hướng tới mục tiêu cũng là tập hợp những nỗ lực cao độ và có tính thử thách. Tuy nhiên, các bạn cũng nên biết cách phân biệt mục tiêu có tính thử thách có tính khả thi với  một mục tiêu quá khó khăn và bất khả thi.
Ví dụ:
Nếu nhân viên thu mua của công ty bạn có ít kinh nghiệm thì mục tiêu tổ chức được 10 cuộc họp với nhà cung cấp mỗi tháng sẽ rất thử thách. Lúc này bạn có thể giảm mục tiêu cho nhân viên xuống mỗi tháng ít nhất 4 cuộc họp với nhà cung cấp.
Mục tiêu SMART thực tế – Realistic
Đối với mục tiêu này đòi hỏi bạn phải có tầm nhìn xa trông rộng vẫn đảm bảo yếu tố thực tế. Một mục tiêu được thiết lập cũng như thực hiện sẽ đi đôi với chi phí, nỗ lực, nhân lực. Do đó, các bạn nên xem xem kỹ mục tiêu đó thực tế, và có thực sự đạt được hay không.
Mục tiêu SMART đề ra phải có thời gian hoàn thành
Ví dụ:
Công ty đưa ra mục tiêu lâu dài là mở rộng thị trường phát triển phần mềm đến Nhật Bản. Vậy, mục tiêu thực tế này bạn phải giao cho phòng nhân sự:
Trong quý I-2022 phải tuyển dụng được 05 kỹ sư thông thạo tiếng Nhật
Trong quý VI-2022 xây dựng, thành lập được các câu lạc bộ tiếng Nhật trong nội bộ công ty.
Mục tiêu SMART phải có thời hạn – Time-bound
Một mục tiêu đề ra phải có thời hạn hoàn thành rõ ràng. Từ đó sẽ giúp nhân viên hiểu rõ những kỳ vọng của nhà quản lý. Đồng thời họ cũng chủ động sắp xếp công việc một cách hợp lý để hoàn thành mục tiêu.
Ví dụ:
Với mong muốn hoàn thành mục tiêu đạp xe 100km liên tục thì bạn phải giới hạn thời gian tập luyện là 6 tháng. Chẳng hạn cần thực hiện buổi đạp xe trước ngày 30/9/2022 và đó sẽ là ngày mà bạn kỳ vọng hoàn thành.
Lời kết
Trên đây là nguyên tắc SMART về thiết lập mục tiêu và ví dụ bạn nên biết. Nếu ai máu kinh doanh mà chưa đề ra được nguyên tắc phù hợp thì hãy đến ngay hệ thống đào tạo ➡️➡️➡️FPT Skillking nhé!
No posts

Subscription levels

No subscription levels
Go up