EN
In Sắc Màu
In Sắc Màu

Tem nhãn thường được làm bằng chất liệu gì?

Tem nhãn không chỉ thu hút, tạo ấn tượng với khách hàng mà còn giúp nâng tầm thương hiệu của doanh nghiệp. Vậy bạn có biết chất liệu in tem nhãn là gì không? Bài viết dưới đây sẽ giải thích chi tiết chi bạn, đừng bỏ qua nhé!
Tem nhãn là gì?
Có thể hiểu đơn giản như thế này thì tem nhãn chính là dấu hiệu để nhận biết, phân biệt sản phẩm của thương hiệu này với thương hiệu khác.
Tem nhãn được dán lên sản phẩm thông qua một lớp keo dính, tem nhãn cung cấp các thông tin cụ thể như: Tên sản phẩm,nhãn hiệu, logo thương hiệu, tên công ty, thành phần của sản phẩm, cách sử dụng, cách bảo quản sản phẩm, công dụng sản phẩm, nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm…
Tem nhãn có chất liệu, kích thước, hình dáng vô cùng đa dạng không theo một tiêu chuẩn cụ thể nào.
Vai trò của tem nhãn
Với nhà sản xuất
Tem nhãn có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tem nhãn là dấu hiệu giúp doanh nghiệp phân cung cấp thông tin đến khách hàng, tăng doanh thu sản phẩm, nâng cao giá trị hàng hóa.
Tiếp đến là tem nhãn giúp doanh nghiệp quảng bá, khẳng định thương hiệu trên thị trường, tạo niềm tin cho khách hàng tin tưởng về nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
Cuối cùng tem nhãn giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, đối với các loại tem nhãn niêm phong, bảo hành giúp doanh nghiệp đánh dấu chủ quyền cho sản phẩm.
Với khách hàng
Tem nhãn cung cấp cho khách hàng các nguồn thông tin thiết yếu như thông tin công ty, thông tin sản phẩm, nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm…
Tem nhãn còn giúp khách hàng phân loại, lựa chọn hàng hóa hay sản phẩm một cách đơn giản, là dấu hiệu giúp khách hàng phân biệt hàng thật và hàng nhái.
Phân loại tem nhãn
Một số loại tem nhãn đẹp được sử dụng nhiều nhất
Tem nhãn cho nhóm hàng tiêu dùng
Tem quần áo
Tem nhãn vỡ hay còn có tên gọi khác là tem niêm phong, tem bảo hành
Tem nhãn decal
Chất liệu dùng để in tem nhãn
Tem nhãn được in trên nhiều chất liệu khác nhau tùy theo nhu cầu và mục đích sử dụng. Một số chất liệu phổ biến để in tem nhãn
Dùng chất liệu giấy để in tem nhãn
Đây là loại chất liệu thông dụng nhất và có giá thành rẻ, được in bằng chất liệu giấy có bề mặt sáng bóng màu trắng với mặt sau có một lớp nhựa dính cố định. Được dùng trong môi trường khô ráo sạch sẽ dành cho các sản phẩm như bánh kẹo, mỹ phẩm,…
In tem nhãn decal nhựa PVC
Chất liệu nhựa PP là từ viết tắt của Polypropylene, nổi bật với độ dẻo, bám dính tốt, không sợ bong tróc. Chất liệu này thường được dùng để in trên chai, lọ, những sản phẩm có tính lỏng.
Tem nhựa trong
Đây là loại nhựa có khả năng chịu nhiệt tốt, có thể nhìn xuyên thấu, rõ ràng thông tin, thường dùng cho sản phẩm ngành dược, thực phẩm,…
Tem decal nhũ bạc
Loại tem dán trên thiết bị điện tử, máy móc, cơ khí
Tem nhãn decal vỡ hay còn gọi là tem niêm phong, bảo hành
Được sử dụng cho các linh kiện điện tử, máy tính, tem nhãn này giúp chống hàng nhái, đảm bảo tính nguyên vẹn cho sản phẩm.
Tem nhãn decal 7 màu:
Đây là loại tem nhãn giúp người tiêu dùng phân biệt được hàng chính hãng và hàng nhái, rất được ưa chuộng trên thị trường.
Tem nhãn decal Kraft:
Vẻ ngoài phong cách cổ điển, tem nhãn decal Kraft thường được sử dụng cho các sản phẩm handmade, túi xách…
Công nghệ in tem nhãn sản phẩm phổ biến hiện nay
Trên thị trường in ấn có 2 công nghệ in tem nhãn hay in sticker nhỏ được dùng nhiều nhất là:
Công nghệ in offset: Là công nghệ in được nhiều người sử dụng nhất, nổi bật với lượng bản in cực lớn. Tem nhãn in bằng công nghệ in offset cho độ sắc nét cao, lên màu chuẩn có thể in trên đa dạng chất liệu. Công nghệ này in theo số lượng nhiều thì bạn sẽ được giảm bớt chi phí
Công nghệ in kỹ thuật số: Là công nghệ in tiên tiến nhất. Tốc độ in nhanh, màu in sắc nét, sống động chân thực. Công nghệ in này cho phép kiểm nội dung bản in cũng như số lượng bản in. 
Tạm kết
Bài viết trên đây chia sẻ về những thông tin về chất liệu in tem nhãn, hy vọng sẽ mang lại hữu ích bạn đọc

Subscription levels

No subscription levels
Go up